Xây nhà là một trong những việc hệ trọng của mỗi người. Do đó, nắm rõ những việc cần chuẩn bị trước khi xây nhà giúp gia chủ giảm thiểu rủi ro không đáng có. Từ đó có được công trình đẹp, an toàn và tiết kiệm chi phí và thời gian. Dưới đây là 8 kinh nghiệm được XÂY DỰNG GIA HUY chia sẻ mang tính thực tiễn về vấn đề trước khi xây nhà cần lưu ý gì, giúp gia chủ nắm rõ những việc cần làm trước khi xây nhà.
Với bề dày nhiều năm hoạt động cùng 450+ công trình biệt thự, nhà phố triển khai trên khắp TPHCM, XÂY DỰNG GIA HUY hy vọng sẽ mang đến những thông tin hữu ích cho gia chủ trong hành trình xây nhà. Giúp tiết kiệm chi phí, đảm bảo chất lượng cũng như tiến độ thực hiện. Mà vẫn sở hữu tổ ấm mang tính thẩm mỹ và cá tính riêng của từng gia chủ.
1. Di dời đồng hồ điện – nước
Đây là một trong những việc cần chuẩn bị trước khi xây nhà. Nhưng thường bị gia chủ bỏ qua. Có thể liên hệ với phía điện lực tại khu vực khu đất tọa lạc để xử lý nhằm tránh phát sinh hoặc bị phạt về sau. Thời gian giải quyết trong khoảng 2-3 ngày làm việc.
Một khách hàng của XÂY DỰNG GIA HUY từng chia sẻ khi tự xây căn nhà đầu tiên, anh đã tự ý di dời đồng hồ điện nhưng không đảm bảo vị trí treo cố định và chắc chắn. Dẫn đến chập điện và bị phạt hành chính bởi cơ quan điện lực. Điều này vừa tổn hao tài sản lại mất thời gian của gia chủ để giải quyết vấn đề.
2. Tháo dỡ nhà cũ
Trường hợp nhà xây trên khu đất trống có thể bỏ qua bước này. Tuy nhiên nếu anh chị xây dựng nhà mới trên nền đất có công trình đang hiện hữu, thì bắt buộc phải thực hiện bước này. Thông thường, gia chủ sẽ tập trung tháo dỡ phần nổi trên mặt đất. Nhưng thực tế phần chìm dưới mặt đất (đà kiềng móng, hầm tự hoại…) là phần cần được lưu tâm hơn cả.
3. Xin phép sử dụng vỉa hè
Đa số các công trình đều được cấp phép xây dựng sát vỉa hè. Vì thế cần phải xin phép sử dụng 1 phần diện tích vỉa hè để phục vụ thi công, tập kết vật tư… Một số trường hợp đặc biệt không có vỉa hè hoặc không thể thuê được. Gia chủ cần kiểm tra kỹ để tránh trường hợp lấn chiếm lòng lề đường hoặc bị phạt hành chính.
4. Kiểm tra hồ sơ thiết kế và giấy phép xây dựng
Điều này rất quan trọng để đảm bảo công trình thi công đúng quy định, đúng bộ hồ sơ xin phép xây dựng. Tránh tối đa các sai lệch, phát sinh gây tốn kém thời gian, tiền bạc… Thậm chí là bị buộc dừng công trình nếu vi phạm nghiêm trọng. Theo đó, gia chủ cần kiểm tra kỹ lưỡng các hạng mục:
- Khoảng lùi xây dựng: khoảng lùi công trình trong bản vẽ thiết kế phải đúng với giấy phép xây dựng. Đây là khoảng cách tính từ tim đường/lề đường vào công trình.
- Chiều cao tầng của công trình. Bao gồm chiều cao tầng trệt, chiều cao các tầng phía trên và sân thượng. Phải được thể hiện rõ trong hồ sơ xin phép xây dựng và đồng bộ với bản vẽ thiết kế. Theo quy định xây dựng, chiều cao tầng trệt sẽ phụ thuộc vào quy mô tuyến đường mà khu đất tọa lạc. Nếu tuyến đường càng rộng thì chiều cao tầng trệt càng lớn và ngược lại. Thông thường, chiều cao tầng trệt dao động trong khoảng 3,8m.
- Mật độ xây dựng: bao gồm các khoảng trống trong công trình. Nhằm đảm bảo về mặt giao thông, thông thoáng cho không gian sống. Có thể hiểu đơn giản nếu anh chị được cấp phép xây dựng công trình 200m2 thì không thể xây hết toàn bộ diện tích này. Mà bắt buộc phải chừa các diện tích trống. Lưu ý kỹ các chi tiết này sẽ giúp anh chị tránh được tình huống phải tạm dừng công trình để điều chỉnh bản vẽ và thực tế đúng theo quy định. Ngoài ra còn tốn thời gian và phát sinh chi phí không đáng có.
5. Chuẩn bị hồ sơ thông báo khởi công
Trước khi khởi công xây nhà trong vòng 7 ngày, gia chủ phải nộp hồ sơ và thông báo cho phường – nơi khu đất tọa lạc về thời gian khởi công. Bao gồm 3 bộ hồ sơ, trong đó 2 bộ sẽ lưu tại phường và thanh tra quận. Bộ hồ sơ còn lại lưu trữ ở công trình trong trường hợp có thanh tra đột xuất.
Bộ hồ sơ chi tiết gồm các chứng từ sau:
- Thông báo khởi công theo mẫu
- Giấy phép xây dựng
- Bản vẽ xin phép xây dựng
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
- Sổ hộ khẩu của người đứng tên xin phép xây dựng
- Chứng minh nhân dân/CCCD của người đứng tên xin phép xây dựng
- Quyết định bổ nhiệm chỉ huy trưởng kèm giấy phép hành nghề
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của đơn vị thi công
- Hợp đồng thi công giữa chủ nhà và đơn vị
- Bảo hiểm công nhân
Trong đó, 4 hạng mục cuối cùng sẽ do đơn vị thi công chịu trách nhiệm cung cấp.
6. Chụp hình hiện trạng các công trình lân cận
Một công việc quan trọng không kém cần chuẩn bị trước khi xây nhà là việc chụp lại hiện trạng nhà bên trái, phải và phía sau khu đất. Nhằm tránh trường hợp khiếu nại hay tranh chấp không đáng có về sau. Việc chụp hiện trạng cũng giúp đơn vị thiết kế thi công xác định chính xác tình trạng các công trình lân cận. Từ đó đưa ra phương án triển khai phù hợp, đảm bảo an toàn.
Bên cạnh đó, đơn vị thi công cần tiến hành làm biên bản ghi nhận hiện trạng và có chữ ký của 3 bên: chủ nhà, đơn vị thi công và chủ các công trình lân cận.
7. Định vị ranh mốc công trình
Đối với các khu đất ở đô thị, xây dựng san sát nhau. Việc định vị ranh mốc tương đối dễ dàng hơn so với công trình nằm bên cạnh các khu đất trống. Để đảm bảo công tác định vị ban đầu, phương pháp sử dụng máy đo toàn đạc thường được các đơn vị lựa chọn.
Trên thực tế, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp trước 2008 sẽ không thể hiện tọa độ chính xác của khu đất. Gia chủ cần làm thêm 1 bước là liên hệ với Địa chính phường để được cung cấp đầy đủ thông tin. Kèm theo biên bản bàn giao tim mốc thửa đất. Từ đó đảm bảo cho gia chủ xây dựng đúng quy mô, vị trí theo quy định.
Lưu ý quan trọng:
Nếu có sự sai lệch ranh mốc giữa thực tế và bản vẽ. Gia chủ cần thông báo với Địa chính phương để tiến hành đo đạc, ghi nhận hiện trạng. Trường hợp diện tích thực tế lớn hơn trên bản vẽ. Hoặc gia chủ bỏ trống phần diện tích chênh lệch. Hoặc thực hiện điều chỉnh lại hồ sơ xin phép xây dựng. Đồng thời xác nhận với chủ sở hữu các công trình lân cận về việc không tranh chấp phần đất chênh lệch này. Tầm quan trọng của công tác này nhằm đảm bảo việc hoàn công công trình về sau.
Đối với giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cấp sau 2008 đã thể hiện rõ ranh mốc khu đất. Khi đó, đơn vị thi công sẽ dễ dàng xác định ranh mốc. Gia chủ cũng có thể thuê đơn vị trắc đạc để thực hiện công tác đo đạc này. Chi phí có thể dao động từ 2-3 triệu VND. Mục đích nhằm đảm bảo chính xác xây dựng trên đúng phần đất của gia chủ. Đồng thời kiểm tra được hiện trạng đất thực tế so với trên sổ đất.
8. Gia cố nền đất
Đây là một trong những việc cần chuẩn bị trước khi xây nhà. Việc gia cố thường áp dụng trong trường hợp địa chất đất yếu, dễ sụt lún. Đơn cử như khu vực Bình Nhâm, An Sơn thuộc Thuận An; hay khu vực Vĩnh Tân, Khánh Bình thuộc địa phận Tân Uyên – Bình Dương. Có 2 phương pháp thường được sử dụng như sau:
- Phương pháp ép cừ tràm
Áp dụng với các nền đất ngập nước, gần sông/suối. Mật độ trung bình 25-30 cây/m2 để đảm bảo tải trọng, tránh nghiêng hoặc sụt lún về sau.
Một số tiêu chuẩn cần lưu ý đối với cừ tràm: đảm bảo tươi và còn lớp vỏ bên ngoài. Đường kính 2 đầu dao động từ 6-12cm, độ dài 4m, thân thẳng, không bị dập.
Phương pháp này tốn chi phí khá thấp và dễ dàng trong thi công. Tuy nhiên sẽ khó áp dụng ở những khu đất quá khô. Khả năng chịu tải thấp, độ bền cừ tràm trong khoảng 20-25 năm.
- Phương pháp ép cọc bê tông cốt thép
Đối với dạng cọc vuông:
Hiện nay có 2 phương pháp chính được sử dụng là ép neo và ép tải. Cả 2 đều sở hữu những ưu/nhược điểm riêng. Được áp dụng cho các khu vực đất nhất định. Cụ thể:
- Ép neo: đối với nhà trong hẻm nhỏ khoảng 1,5m. Bề rộng mặt bằng thi công tối thiểu 2,5m.
- Ép tải: thi công được với độ rộng hẻm từ 2,5m trở lên. Bề rộng mặt bằng lớn hơn 3,8m.
Đối với dạng cọc tròn (ép ly tâm):
Sử dụng chủ yếu cho nền đất yếu, dễ sụt lún. Độ sâu cọc ép hơn 20m và mặt bằng thi công rộng rãi. Khả năng chịu tải cũng cao hơn so với ép cọc vuông.
Lưu ý quan trọng để kiểm tra chất lượng cọc ép:
- Vị trí ép theo đúng bản vẽ thiết kế
- Độ thẳng đứng của cọc
- Lực ép đầu cọc. Đối với công trình nhà ở thông thường, lực ép này dao động trong khoảng 60 tấn.
- Các mối hàn nối cọc. Đối với công trình có chiều dài lớn đòi hỏi phải nối các cọc với nhau. Theo các chuyên gia xây dựng, chỉ nên nối tối đa 4 đoạn cọc để đảm bảo tải trọng của mỗi cọc.
Có thể thấy, để quá trình thi công diễn ra thuận lợi, ít tốn kém chi phí phát sinh. Cũng như tối ưu về mặt thời gian, đảm bảo chất lượng công trình. Gia chủ cần phải lưu ý rất nhiều vấn đề, từ giai đoạn trước thi công đến khi làm móng. Chưa kể các công tác giám sát tiến độ, chất lượng vật tư thô, hoàn thiện… Chính vì thế, chọn làm việc với đơn vị chuyên nghiệp và có kinh nghiệm để đảm bảo tiến độ, tiền bạc và công sức là phương án tối ưu.
Với lợi thế là một trong những đơn vị thiết kế – thi công uy tín tại Bình Dương, XÂY DỰNG GIA HUY hiểu rất rõ cần chuẩn bị gì trước khi xây nhà. Từ giai đoạn đặt những viên gạch đầu tiên đến khi công trình hiện hữu và đưa vào sử dụng. Chúng tôi luôn nỗ lực để trở thành người đồng hành tin cậy cùng gia chủ. Thông qua việc cung cấp giải pháp xây nhà trọn gói: tư vấn thiết kế mang tính thẩm mỹ và cá nhân hóa theo yêu cầu từng gia chủ. Tư vấn giải pháp chi phí tối ưu và toàn diện. Giám sát tiến độ và chất lượng công trình một cách rõ ràng, bài bản để gia chủ cùng theo dõi.
Nếu anh chị còn băn khoăn tìm mẫu thiết kế hoặc tất tần tật kiến thức và giải pháp xây nhà. Đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi bằng cách gọi/nhắn tin zalo ở biểu tượng bên phải màn hình. Hoặc để lại thông tin như bên dưới. Đội ngũ XÂY DỰNG GIA HUY sẽ liên hệ tư vấn trong thời gian sớm nhất.